Những sai lầm nghề nghiệp bất cứ ai cũng gặp phải

 

Trong quá trình làm việc, nhiều người thường mắc phải những sai lầm không đáng có khiến cho công việc không được thuận lợi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đó là sai lầm gì để tránh. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Acabiz sẽ chia sẻ cho bạn những sai lầm nghề nghiệp bất cứ ai cũng gặp phải để biết cách khắc phục nhé!

Không chuẩn bị trước khi phỏng vấn

Phỏng vấn là bước đầu tiên và cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định đến việc bạn có được nhận vào làm tại công ty hay không. Tuy nhiên, đối với những người non kinh nghiệm thường không chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình phỏng vấn. Và đây chính là sai lầm nghề nghiệp bất cứ ai cũng gặp phải khiến cho công việc không đạt được thuận lợi như mong muốn.

Do đó, bạn cần chuẩn bị những kiến thức quan trọng, cần thiết cho buổi phỏng vấn. Đó không chỉ là kiến thức về công việc mà còn là những kỹ năng mềm, cách ứng xử… Ví dụ, khi được hỏi tại sao lại lựa chọn vị trí này tại công ty, thì bạn không thể trả lời là do lương hay vì tôi thích, mà bạn có thể trả lời thông minh hơn bằng cách, tôi muốn phát triển bản thân tại vị trí công việc này…

 

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cho quá trình phỏng vấn

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị một tâm lý thật tốt cho quá trình phỏng vấn. Hãy loại bỏ sự rụt rè, thay vào đó là sự tự tin và chứng minh rằng mình có năng lực trước nhà tuyển dụng. Hãy trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng đưa ra một cách rõ ràng, cụ thể, tránh vòng vèo. Đối với những câu hỏi mang tính hóc búa hoặc khai thác đời tư, bạn hoàn toàn có quyền từ chối trả lời.

Sợ hãi và từ bỏ cơ hội

Sai lầm nghề nghiệp bất cứ ai cũng gặp phải tiếp theo đó chính là vì sợ hãi mà từ bỏ cơ hội. Ví dụ, sau khi kết thúc phỏng vấn, bạn nhận thấy ở công ty này mang lại cho bạn rất nhiều cơ hội để phát triển bản thân, tuy nhiên vì sợ hãi, lo lắng bản thân không thể hoàn thành hoặc công việc quá áp lực mà bạn từ chối.

Nhưng bạn không biết rằng, cơ hội dù có khó khăn cũng chính là bậc thang giúp bạn bước tới thành công dễ dàng hơn. Bạn có chấp nhận thách thức và học cách thách thức bản thân thì mới có thể phát triển. Việc cứ đứng mãi trong vùng an toàn chỉ khiến bạn trở nên thui chột hơn mà thôi.

>> 5 điều cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp để thành công

>> Bạn có biết: Công tác đào tạo nhân viên là gì?

Tuy nhiên, bạn cần phân ranh giới rõ ràng giữa cơ hội và cám dỗ, thử thách và khả năng đáp ứng của bản thân. Bởi, nếu bản thân bạn chưa có năng lực ở lĩnh vực đó nhưng vẫn cứ lao đầu vào thì chắc chắn bạn sẽ gặp phải thất bại.

Hứa nhưng không hoàn thành

Hứa suông hay còn gọi là chém gió là một trong những hình thức làm việc phổ biến của các bạn trẻ. Tức là các bạn nói quá nhiều về bản thân nhưng thực tế năng lực lại không được như vậy. Đây là sai lầm nghề nghiệp mà bất cứ ai cũng gặp phải gây thiện cảm không tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

 

Hứa nhưng không thực hiện tốt công việc khiến bạn mất điểm trong mắt lãnh đạo

Bởi thực tế, việc bạn quá khoa trương về bản thân khiến nhà tuyển dụng bước đầu tin tưởng và giao công việc cho bạn. Tuy nhiên, sau khi kết thúc công việc, nhìn vào hiệu quả đạt được nhà tuyển dụng sẽ rất thất vọng về bạn. Và tất nhiên, bạn sẽ không thể tiếp tục làm việc tại vị trí đó, thậm chị là bị sa thải.

Ngược lại, bạn cũng không nên quá tự ti về bản thân, từ chối mọi tài năng mà mình đáng có. Điều quan trọng là bạn biết được mình đang đứng ở vị trí nào, có thể làm gì và khả năng mình có được là đến đâu. Có như vậy bạn mới gặt hái được nhiều thành công.

Không giữ phép lịch sự và tuân thủ quy định

Sai lầm nghề nghiệp bất cứ ai cũng gặp phải cuối cùng mà Acabiz đề cập đó chính là không giữ phép lịch sự và tuân thủ các quy định nơi làm việc. Ví dụ như: bạn thường xuyên đi làm muộn, bạn về sớm hơn giờ quy định, bạn cười đùa nói chuyện lớn trong giờ làm việc, bạn không giữ chuẩn mực giữa đồng nghiệp với nhau, bạn nói tục chửi bậy nơi làm việc…

Chính những hành động, thái độ này của bạn khiến bạn mất điểm hoàn toàn trong mắt đồng nghiệp và sếp. Người ta thường nói, khi làm việc thì thái độ thường hơn trình độ. Do đó, sự thiếu lịch sự và không tuân thủ các quy định sẽ khiến bạn có thể phải rời công việc, cho dù kỹ năng của bạn tốt đến đâu đi chăng nữa.

 

Khi làm việc, bạn cần giữ phép lịch sự và tuân thủ các quy định

Khi được nhận vào làm việc tại công ty/doanh nghiệp, hãy cố gắng tuân thủ các phép tắc, quy định đã được đề ra. Trường hợp các quy định đi ngược lại quyền lợi của người lao động, xúc phạm đến bản thân bạn thì bạn mới được có phản ứng trở lại.

4 sai lầm nghề nghiệp bất cứ ai cũng gặp phải nêu trên đã được đánh giá dựa theo quy trình làm việc tại công ty/doanh nghiệp và nhiều cá nhân. Việc nắm được những sai lầm này sẽ giúp bạn biết cách sửa chữa để đáp ứng công việc tốt hơn.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz