QUẢN LÝ NHÂN SỰ LÀ GÌ? LÀM SAO ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG NGHỀ NHÂN SỰ

Quản lý nhân sự là gì? Công việc của một nhà quản lý nhân sự bao gồm những việc gì? Để thành công trong nghề nhân sự thì cần những yếu tố gì?

Quản lý nhân sự là gì?

Con người là yếu tố cốt lõi cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chính vì thế sử dụng và khai thác nguồn lực là công việc vô cùng quan trọng. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi nhà quản lý có sự hiểu biết về nhiều khía cạnh, và phải coi con người là yếu tố trung tâm cho sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nguồn lực giúp phát huy hết khả năng tiềm ẩn bên trong con người, tránh lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.

Quản lý nhân sự hay quản lý nguồn nhân lực là sự khai thác và sử dụng nguồn lực trong tổ chức, công ty một cách hợp lý, hiệu quả.

Quản lý nhân sự là công việc quan trọng và được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực.

Các công việc quản lý nhân sự

Có rất nhiều vị trí để quản lý nhân sự, tùy thuộc vào quy mô của công ty, nhưng những vị trí phổ biến bao gồm:

- Giám đốc nhân sự: ở các công ty nhỏ có thể không cần đến vị trí này bởi công việc quản lý nhân sự có thể chồng chéo lên nhau. Nhưng trong các công ty lớn, vị trí này được xác định rõ ràng và có vai trò đặc biệt.

Giám đốc nhân sự phải là người có nhiều kinh nghiệm và có chuyên môn cao. Là người có tầm nhìn và biết cách xây dựng các kế hoạch tuyển dụng cũng như việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Đồng thời, giám đốc nhân sự cũng là người kết nối các bộ phận nhân sự khác về tuyển dụng, phỏng vấn, đào tạo, đánh giá nhân sự. 

Với những doanh nghiệp nhỏ, giám đốc nhân sự là người kết nối giữa lãnh đạo và nhân viên

>> Quy trình quản lý nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp

- Nhân viên nhân sự: Nhiệm vụ của các nhân viên nhân sự bao gồm việc quản lý các công việc tuyển dụng của công ty ; quản lý toàn bộ hồ sơ, lý lịch của nhân viên trong công ty; Quản lý công tác đào tạo nhân viên của công ty; Quản lý về các văn phòng phẩm trong công ty; Quản lý chuyện nghỉ phép, nghỉ việc của nhân viên… Nói chung công việc của các nhân viên nhân sự là cực kì nhiều bởi vì công việc này liên quan đến toàn bộ hệ thống cán bộ, nhân viên trong công ty.

- Nhân viên quản lý dự án: hỗ trợ nhân viên, còn được gọi là quản lý phúc lợi nhân viên là những người chịu trách nhiệm về rất nhiều chương trình bao gồm từ an toàn nghề nghiệp, tiêu chuẩn và thực tiễn về sức khỏe, kiểm tra y tế và chữa bệnh, các hoạt động trợ giúp, an toàn máy móc, xuất bản, dịch vụ lương thực thực phẩm, và nghỉ ngơi giải trí. Ghi nhận những đề xuất của nhân viên, chăm sóc cho trẻ em và người già, các dịch vụ hướng dẫn…

- Chuyên gia phân tích ngành nghề thường là ở các công ty lớn. Họ thường quan tâm đến các hệ thống phân loại ngành nghề và nghiên cứu những ảnh hưởng của ngành và các xu hướng ngành nghề đến mối quan hệ giữa nhân viên và công ty (việc ở lại hay ra đi của nhân viên trong công ty). Họ cũng có thể làm các việc liên lạc thuộc kỹ thuật giữa công ty của họ với các công ty khác, với chính phủ và liên đoàn lao động.

- Chuyên gia phân tích công việc, thực hiện chỉ đạo các chương trình cho các công ty và có thể chuyên về những lĩnh vực chuyên môn như phân loại vị trí công việc. Họ thu thập và kiểm tra những thông tin chi tiết về yêu cầu công việc để chuẩn bị cho bản miêu tả công việc. Bản miêu tả công việc sẽ giải thích về những nhiệm vụ, đào tạo và kỹ năng mà từng công việc yêu cầu. Mỗi khi công ty lớn đưa ra một công việc mới và xem xét lại những công việc đang có thì công ty sẽ phải nhờ đến kiến thức chuyên môn của các nhà phân tích công việc.

>> Chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả trong doanh nghiệp

Điều kiện để thành công trong nghề quản lý nhân sự

Chìa khóa để thành công trong công việc quản lý nhân sự là khả năng đánh giá và suy xét thận trọng. Bạn là người nắm rõ mọi thông tin về nhân sự trong doanh nghiệp nên phải là người đáng tin cậy. Nguyên tắc bảo mật cần được đặt lên hàng đầu, bạn không thể tiết lộ tùy tiện thông tin cá nhân của các nhân viên trong công ty.

Hơn nữa, là “người của mọi người”, bạn cần phải cư xử thận trọng, đúng mực và biết lắng nghe. Sự khôn khéo trong giao tiếp hàng ngày sẽ giúp bạn gần gũi và nhận được sự tin tưởng của mọi người.

Ngoài ra, hiểu và thấm nhuần văn hóa công ty, xây dựng và duy trì các mối quan hệ, biết cách điều phối nhân lực hiệu quả cũng giúp bạn phát triển hơn trên con đường quản lý nhân sự.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz