TẠI SAO CẦN ỨNG DỤNG GAMIFICATION TRONG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ TRONG KỶ NGUYÊN SỐ

Gamification là ứng dụng các cơ chế của trò chơi (bảng xếp hạng, tính tranh đua, hệ thống level…) vào trong đào tạo giúp việc đào tạo trở nên thú vị, tăng tính tương tác và hiệu quả của người học.

Tại sao cần áp dụng Gamification trong Đào tạo nhân sự?

Học tập đâu nhất thiết phải nhàm chán như ở trường đại học, Gamification giúp việc đào tạo trong doanh nghiệp trở nên thú vị và hiệu quả:

Gia tăng sự tham gia vào việc đào tạo: Gamification tác động vào bản chất cạnh tranh của nhân viên, gia tăng trải nghiệm học tập, đồng thời khuyến khích nhân viên thảo luận với đồng nghiệp khác.

Giúp nhân viên yêu thích việc đào tạo: Theo cách đào tạo truyền thống, nhân viên thường liên tưởng việc đào tạo tới sự nhàm chán, ép buộc và mất thời gian. Gamification mang lại sự hào hứng tự nhiên cho người học, tạo ra sự thay đổi trong thái độ cho người học, khuyến khích họ nhìn việc học một cách tích cực. Hơn nữa, nó giúp học viên có thể giảm căng thẳng, áp lực với những cách học tiêu cực khác và gia tăng việc trao quyền bằng cách giúp người học tự kiểm soát trải nghiệm cá nhân.

Biến việc học tập trở thành thói quen của nhân viên và văn hoá của tổ chức: Còn gì tuyệt vời hơn khi không cần ra lệnh, yêu cầu, nhân viên của bạn vẫn chủ động học tập vì họ thấy yêu thích việc học, thích những sự khích lệ liên tục qua những phần thưởng nhỏ với cơ chế Gamification.

Tối đa hóa ROI (tỷ lệ chuyển đổi kết quả trên chi phí bỏ ra): Thành công của việc đào tạo phụ thuộc vào nội dung được phân phối hiệu quả, thông qua các bài học micro learning và gamification. Kết hợp bộ đôi mạnh mẽ này sẽ tối đa hóa hiệu quả học tập trên ngân sách đào tạo bỏ ra.

>> Cách xây dựng quy trình đào tạo nội bộ hiệu quả trong doanh nghiệp

>> Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp

Tại sao nên áp dụng gamification?

Tóm lại, Gamification sẽ giúp Doanh nghiệp bạn:

1. Tăng động lực học tập và hoàn thành (Phần thưởng)

2. Tăng tương tác, đánh thức bản năng cạnh tranh

3. Thay đổi thái độ với việc đào tạo: vui vẻ, tích cực, chủ động hơn

4. Biến học tập trở thành 1 thói quen

5. Tăng hiệu quả đào tạo

Vậy, triển khai gamification như nào?

>> Ưu nhược điểm của mô hình quản lý nhân sự theo chiều ngang cho doanh nghiệp

1. Tạo 1 cuộc thi với tên gọi ý nghĩa 

Tạo trò chơi của riêng bạn hoặc tổ chức một cuộc đua giành hạng nhất . Ai có thể học được nhiều nhất trong một khoảng thời gian nhất định?

2. Chọn ra 1 giải thưởng

Khảo sát trong tổ chức của bạn xem phần thưởng nào sẽ thúc đẩy các nhân viên tham gia vào trò chơi này. (ví dụ: thẻ quà tặng, đi chơi theo đội, vé thể thao.

3. Xây dựng bảng xếp hạng (tính năng có sẵn trên Acabiz)

Một bảng thành tích hiển thị cho tất cả nhân viên có thể đem lại lợi ích về mặt lâu dài. Cho dù bạn muốn đi từ dưới lên hay hơn hết là dẫn đầu, bảng xếp hạng sẽ thắp lửa cho nhân viên tham gia vào trò chơi.

Với nền tảng đào tạo Doanh nghiệp như Acabiz, Doanh nghiệp của bạn dễ dàng xem được Bảng xếp hạng của Toàn công ty hay theo từng phòng ban, theo tuần, tháng, quý hay cả năm, từ đó, bạn có thể tổ chức ra các cuộc thi như: ai học nhiều nhất, phòng ban nào học tốt nhất trong tháng.

4. Các cơ chế gamification tự động sử dụng nền tảng (Huy hiệu…)

Chức năng Huy hiệu trên nền tảng đào tạo như Acabiz, giúp học viên được tưởng thưởng những huy hiệu khi đạt những mốc học tập nhất định như: số giờ học hoàn thành, số bài test hoàn thành, số khoá học hoàn thành...

5. Tìm ra nhà vô địch và Ăn mừng chiến thắng

Giúp người chiến thắng trò chơi cảm thấy đặc biệt. Đó có thể là một tấm bằng khen như QiCard, hoặc một thứ gì đó sáng tạo và thú vị! Đơn giản chỉ là một email từ một giám đốc điều hành hoặc sự công nhận trên toàn công ty.

Với những chia sẻ trê, Acabiz hy vọng bạn sẽ biết cách áp dụng gamification vào chương trình đào tạo nhân sự của mình để kích thích sự tham gia của nhân viên và tăng hiệu quả đào tạo.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz